CÁCH PHÂN BIỆT BƠ SÁP VÀ BƠ NƯỚC, BƠ NON VÀ BƠ GIÀ

Bơ là một trong những loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại bơ: bơ sáp, bơ nước, bơ non, bơ già mà không phải chị em nào cũng phân biệt được. Để hiểu rõ những điểm khác biệt của bơ sáp, bơ nước hay bơ già, bơ non thì cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

1.Cách phân biệt bơ sáp và bơ nước
Để nhận biết được hai loại bơ sáp và bơ nước thì có rất nhiều cách. Không chỉ nhìn hình dáng bên ngoài để phán đoán mà chúng ta còn phân biệt bơ sáp và bơ nước dựa vào đặc tính của mỗi loại. Mỗi loại sẽ có hình dáng và đặc trưng khác nhau.
Cách đơn giản nhất là hãy mua bơ ở những shop bán hàng có uy tín đừng mua hàng dạt đổ đống ngoài đường rất dễ mua trúng bơ nước.
Vỏ và hình dáng bên ngoài
Đặc trưng của quả bơ sáp đó là có màu xanh, vỏ ngoài hơi sần và có những vết màu vàng lấm tấm. Bơ sáp thường có hình dáng tròn, một số quả sẽ hơi dài và không được đẹp mã cho lắm.
Còn quả bơ nước sẽ có đặc trưng đó là vỏ màu nâu hơi có màu vàng, so với bơ sáp thì phần da trơn và mượt hơn, vỏ không hề sần như bơ sáp. Quả bơ nước thường sẽ rất đẹp mã và to hơn so với bơ sáp.
Kích cỡ trái bơ
Để nhận biết đâu là bơ sáp đâu là bơ nước thì đầu tiên phải cầm quả bơ lên để kiểm nghiệm. Nếu cảm thấy chắc và nặng tay thì đó chính là bơ sáp. Bởi bơ sáp có phần thịt khá chắc, lắc nhẹ trái bơ có thể dễ dàng nghe được tiếng hạt đập vào thịt bơ.
Tuy bơ nước khi cầm lên tay cũng không dễ để nhận biết. Thế nhưng khi cầm lên quả bơ nước sẽ cho cảm giác không chắc tay và nặng tay như bơ sáp. Trong khi đó, trái bơ sáp lại có kích cỡ bé hơn so với bơ nước.
Phần cuống bơ
Một điểm dễ nhận biết giữa bơ sáp và bơ nước nữa đó là phần cuống của trái bơ. Phần cuống của trái bơ sáp sẽ lõm vào bên trong và sẽ thấy mềm nếu ấn nhẹ. Trong khi đó, phần cuống của trái bơ nước sẽ lồi ra bên ngoài nhiều hơn chứ không lõm vào trong.
Phần thịt của quả bơ
Phần thịt của quả bơ cũng là một trong những điểm để nhận biết bơ sáp và bơ nước. Phần thịt của quả bơ sáp sẽ có màu vàng đậm, quả nào có thịt càng vàng thì càng dẻo. Khi thưởng thức bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được vị thơm ngon, béo ngậy đặc trưng.
Bên cạnh đó, phần thịt của quả bơ nước cho màu vàng nhạt như mỡ gà. Khi cho vào miệng, bơ nước đem lại cảm giác như nước đang bắn ra, không có vị béo như bơ sáp mà rất nhạt nhẽo.
2.Phân biệt bơ non và bơ già
Chắc hẳn ai cũng biết quả bơ phải già thì mới dẻo và ngon nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng đủ sáng suốt để lựa chọn được những trái bơ ưng ý. Vậy làm thế nào để phân biệt được bơ non và bơ già, làm sao để lựa chọn được quả bơ thật chất lượng?
Mình tin rằng rất nhiều người trong chúng ta ít nhất đã từng trải qua 1 lần cảm giác bực bội khi mua bơ về bơ không chín hoặc thậm chí là đen đầu rồi thúi luôn, bài viết này mình sẽ chia sẻ ít kinh nghiệm xử lý bơ của mình nhé, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn nào cần.
Gừng càng già càng cay, bơ càng già càng xấu
Bất kể thứ gì khi già cũng đều sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi và quả bơ cũng thế. Theo thời gian, quả bơ sẽ không còn căng mướt và bóng lộn như thời còn xuân nữa. Quả bơ già thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu “lão hóa” như da không còn căng mọng hay các vết lấm tấm trên da ngày một nhiều hơn.
Bơ càng to, tỷ lệ già càng cao
Đây chỉ là cách phân biệt bơ già, bơ non một cách tương đối chứ không phải đúng hoàn toàn. Trong cùng một lứa, thằng nào ăn nhiều thì sẽ dậy thì sớm và già sớm cho với những thằng còn lại. Nghĩa là trong cùng lô bơ đó, quả nào càng to thì tỉ lệ già càng lớn hơn, quả bé thì thường là hái ép.
Như đã nói thì cách này sẽ không đúng hoàn toàn. Ví dụ như bơ cuối mùa sẽ nhiều trái nhỏ, không lớn được nhưng thực chất là đã già. Vì thế cơ bản vẫn phải nhận biết dựa vào vỏ bơ.
Bổ đôi trái bơ
Bổ đôi trái bơ ra chính là cách phân biệt bơ già, bơ non một cách đơn giản và chuẩn xác nhất. Nếu bổ đôi trái bơ mà thấy phần vỏ lụa của hạt bơ đã đen thì đây đích thị là bơ già. Ngược lại, nếu thấy vỏ lụa của hạt bơ còn dày và có màu trắng thì đây chính là trái bơ ngon.
Bên cạnh đó, khi bấm nhẹ móng tay vào phần thịt bơ mà thấy ra nước thì không ngon. Ngược lại thấy thịt bơ khô, có độ dẻo nhất định thì chính là bơ chín, ngon. Khi chọn bơ nên lựa chọn những trái bơ có cơm vàng, nếu cơm bơ màu xanh nhợt nhạt thì là bơ xanh và không ngon.
3.Cách ủ bơ chín tự nhiên không cần hoá chất
Trước hết là nên mua được quả bơ già cái đã. Vì bơ cắt già thì nó mới chín còn bơ non thì có ủ cỡ nào cũng thua nhé
Vì vậy nên mua bơ chỗ người quen hoặc shop có uy tín, đừng ham loại bơ rẻ đang bày bán tràn lan ngoài lề đường vì đa số là hàng dạt, cắt non của thương lái lựa xong thải ra
Sau khi mua bơ về thì ngâm bơ trong nước lạnh khoảng 15-30p, mục đích của việc làm này là để cấp nước cho quả bơ, để bơ không bị mất nước, ngâm xong thì vớt ra, xếp vào 1 cái rổ, cuống bơ hướng lên trên, lấy 1 cái khăn bông nhúng nước phủ đều lên khắp mặt rổ sao cho mọi quả bơ đều được phủ kín nhé, chịu khó khoảng 6-7 tiếng thì lại nhúng khăn ướt 1 lần.Ủ như vậy khoảng 4-5 ngày thì bơ chín
Nếu muốn chín nhanh hơn và không chín đồng loạt, bạn có thể dùng cách ủ thứ 2 đó là ăn bao nhiêu thì bạn lấy phần bơ đó, bỏ chung vào 1 túi giấy lớn ( không dùng túi nilong nhé )
Cho vào túi thêm 2 quả chuối sứ chín tự nhiên ( chuối ủ khí đá để chín thì sẽ không có tác dụng nhé )
Cuối cùng khoá túi lại không để không khí lọt vào, ủ như vậy 2-3 ngày, ethylene trong chuối chín sẽ kích bơ chín nhanh hơn
Trong trường hợp bơ chín đồng loạt mà ăn không kịp, các bạn có thể dùng giấy báo gói chặt từng quả bơ rồi bỏ ngăn mát tủ lạnh, có thể để thêm 3-4 ngày mà chất lượng vẫn không đổi nhé
Quả bơ sẽ chín từ trên xuống, nếu mà thèm quá không chờ kịp thì các bạn có thể cắt phần chín ăn trước, sau đó thoa 1 lớp nước cốt chanh hoặc 1 lớp dầu ăn lên bề mặt phần bơ còn lại, ủ tiếp cho đến khi chín hết nhen
Điều tối kị là không ủ bơ trong phòng máy lạnh, không bỏ bơ trong bịch nilong và cũng không ủ bơ trong trong thùng gạo vì hay dễ bị úng lắm

Trả lời